Người già là một “ đối tượng ” đặc biệt trong xã hội . Ở góc độ tập quán , đạo đức hay yếu tố khoa học liên quan đến tâm sinh lý của lứa tuổi , thì người già luôn cần được trân trọng , ưu tiên . Và vì lẽ đó , không gian dành cho người già cũng là không gian đặc biệt , phải thỏa mãn được những nhu cầu riêng biệt của người già , phù hợp nếp Sống và làm thoải mái tinh thần . Trong thời đại hiện nay , đã có rất nhiều sự thay đổi về cấu trúc không gian ngôi nhà ở và quan niệm sống , thì không gian dành cho người già vẫn là một yếu tố cần chú trọng.
Từ những không gian truyền thống
Trong ngôi nhà dân gian truyền thống , không gian của người già cũng là không gian riêng biệt gắn liền với cấu trúc ngôi nhà . Ví dụ điển hình ở một ngôi nhà 3 gian 2 chái ; cho 3 thế hệ ; thì vợ chồng trẻ ở trong buồng ( chai ) ; Còn ông bà ở hai gian hai phía trong 3 gian giữa . Và gian chính giữa là nơi đặt bàn thờ và là không gian tiếp khách . Ba gian nhà này không có vách ngăn mà chỉ được ngăn cách ước lệ bằng bộ khung gỗ kết cấu của ngôi nhà . Không gian này rất linh hoạt trong sử dụng , sinh hoạt . Thắp hương , thờ cúng tổ tiên , tiếp khách , bàn chuyện , vui vầy với cháu nhỏ . . . là những hoạt động thường xuyên của người già diễn ra trong không gian đó ; cũng gắn liền với chỗ nghỉ ngơi ngay kế bên . Cũng trong ngôi nhà truyền thống ở nông thôn , Có một không gian khác cũng có tính đặc thù , dành cho các bà , các mẹ . Đó là gian bếp thường nằm trong ngôi nhà ngang ” – độc lập với ngôi nhà chính . Các bà đến nhà tìm nhau không vào nhà chính mà đi thẳng xuống bếp – đó là một thói quen ẩn vào nếp sống
Mở ra rộng hơn ở không gian làng xóm ; thì ở mỗi ngôi làng quê Việt hầu như đều có đình và chùa . Trong đó , định là nơi thờ tự , cũng là nhà Cộng đồng . Đây là nơi dành cho đàn ông , là nơi các ống hội họp , gặp gỡ . Còn không gian của chùa là dành cho các bà ; đây không chỉ là nơi dâng lễ cúng Phật mà là điểm hẹn của các bà để gặp gỡ tâm tình . Đình là kiến trúc Có tính dương , CÓ Sự Sống động , phô bày , là chủ thể , là điểm nhấn ; Còn chùa là kiến trúc Có tính ấm , là sự kín đáo , tĩnh lặng , khiêm nhường . Hai không gian ấy tồn tại song song , bổ sung cho nhau trong thiết chế văn hóa của cộng đồng làng xã . Sự phân định không gian ấy tất nhiên có tính linh hoạt , không nhất thiết cứng nhắc , bó buộc . Song sự phân định ấy cũng phản ảnh khá rõ một nếp sống , tập quản truyền đời được người dân tôn trọng , mà ở đó , chủ thể là những người già .
Không gian của người già trong ngôi nhà hiện đại
Ngôi nhà hiện đại đã khác rất nhiều với ngôi nhà | truyền thống , và quần cư đô thị cũng khác nông thôn ; nhưng người già thì vẫn vậy , Có những nhu cầu rất riêng mang tính đặc thù . Trong nhiều gia đình ở đô thị , vẫn duy trì nếp sống nhiều thế hệ : ông bà , con cháu . Và thực tế người già vẫn có thể đóng vai trò chủ chốt trong nếp sống , sinh hoạt , Có những ảnh hưởng nhất định tới các thành viên trong gia đình . Thậm chí người già có thể vẫn giữ vai trò kinh tế quan trọng , và cũng lại là người tạo nên hậu phương vững chắc cho người trẻ làm ăn , bay nhảy . Cho dù có nhiều thay đổi về mặt xã hội nhưng vai | trò , vị trí của người già vẫn còn nhiều ý nghĩa ở nhiều phương diện . Chính vì vậy , tạo lập không gian sống phù hợp cho người già là một điều cần thiết , cần được suy nghĩ thấu đáo và đầu tư một cách đúng đắn .
Về tâm sinh lý nói chung , người già thường có sức khỏe kém , phản ứng chậm , không nhanh nhẹn , sống hướng nội , thích những thứ củ xưa , hoài cổ . . . , nên khi thiết kế không gian cho người già , cần căn cứ theo một số nguyên tắc chủ đạo sau đây : – Sự an toàn : do yếu tố về tuổi tác nên người già đi lại , sinh hoạt hàng ngày có thể là khó khăn . Những thứ rất bình thường cũng là tác nhân gây nguy hiểm . Bởi vậy , sự an toàn là yếu tố quan trọng đầu tiên trong thiết kế không gian cho người già . – Sự tiện lợi : mọi bộ phận kiến trúc , đồ đạc nội thất phải thật tiện dụng , đơn giản trong sử dụng , vận hành . Sự phức tạp , cồng kềnh , sự khác thường , thiếu nguyên tắc . . . đều có thể là trở ngại khiến người già khó sử dụng . Bởi vậy , khi lựa chọn nội thất và bài trí không gian , nên đặt tiêu chí đơn giản , gọn gàng , tiện dụng lên hàng đầu.
Sự tĩnh tại , nhẹ nhàng , tuổi già thường thích sự tĩnh lặng , yên bình , hướng nội , không thích những sự ồn ào náo nhiệt . Vì vậy , trong không gian của người già cần có sự tĩnh lặng , nhẹ nhàng , tránh sử dụng những màu sắc nóng , đồ đạc khác thường , phá cách . Điều này rất quan trọng bởi người già chủ yếu là ở nhà ( không đi làm ) nên không gian sống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của họ . Từ các nguyên tắc trên , có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể thiết kế không gian cho người già sau đây : – Bố trí vị trí phòng của người già ở tầng thấp , tốt nhất là ở lầu 1 ; để tránh phải leo cao nhưng cũng tránh ẩm thấp ở tầng trệt . – Nên gần phòng vệ sinh hoặc tốt nhất là có phòng vệ sinh liền phòng ngủ . – Nên gần phòng sinh hoạt chung gia đình . – Trong phòng bố trí nội thất khoa học , mạch lạc , | tránh những thiết kế khác thường , các góc nhọn , tránh xử lý chênh cốt cao độ vì có thể gây nguy hiểm .
Không lắp đặt , sử dụng các thiết bị điện , điện tu quá phức tạp trong vận hành và không đảm bảo an toàn trong phòng ngủ và phòng vệ sinh . – Không sử dụng những vật liệu nhẵn bóng ở sàn phòng ngủ và phòng vệ sinh . – Nên sử dụng màu trầm , kết hợp với một số màu sáng để tạo cảm giác nhẹ nhàng , tĩnh tại . Không dùng các màu mạnh , màu nóng . – Lu tiên nội thất gỗ , không nên dùng kim loại , kính . | – Tận dụng ánh sáng thiên nhiên và xử lý tốt thông gió tự nhiên ; bởi người già không phải ai cũng thích nghi với những thiết bị như quạt máy hay điều hòa . – Nếu điều kiện cho phép , phòng của người già nên gần gũi với không gian xanh gần thiên nhiên như sân vườn hay một khoảng ban công , logia trồng cây .
Đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng mặt , ngày càng nhiều tòa chung cư mọc lên ở khắp mọi nơi . Những không gian truyền thống , những mảng vườn xanh dần biến mất và thay vào đó là những khối hộp bêtông màu cảm . Những người già từ bỏ ngôi nhà giản dị của mình để lên tầng cao ở – đó là một thực tế và có nhiều hệ lụy về mặt xã hội . Sự đổi thay là một quá trình , con người cũng sẽ có sự thích nghi nhất định ; song cũng cần hiếu rằng : phát triển đô thị và xây dựng không chỉ là những phép toán thuần túy mà nó chứa một nội hàm xã hội , ở đó Con người là chủ thể ; tất nhiên ở đó Có cả những người già.